Hiện mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn này là 8% do GPBank niêm yết theo hình thức gửi tiền trực tuyến.


Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 34 ngân hàng trong nước vào sáng ngày thứ Hai (26/6) cho thấy, không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất huy động trên mức 8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Theo đó, hiện mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn này là 8% do GPBank niêm yết theo hình thức gửi tiền trực tuyến.

Các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ hầu hết đang niêm yết lãi suất 7,5 – 7,8% cho kỳ hạn12 tháng như ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 1 năm dao động trong khoảng 7 - 7,2%/năm như, Sacombank (7,2%), MB (7,1%), Techombank (7,1%). Thậm chí một số ngân hàng tư nhân đã đưa lãi suất tiền gửi 12 tháng xuống dưới mức 7%/năm như ACB (6,9%), Kienlongbank (6,9%), VIB (6,8%), LPBank (6,3%).

Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank có lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất thị trường là 6,3%/năm. Mức lãi suất này hiện chỉ còn cao hơn khoảng 0,7 điểm % so với mức thấp kỷ lục ghi nhận vào hồi tháng 7, tháng 8/2022 - giai đoạn trước khi cuộc đua lãi suất tăng huy động xảy ra.

Lãi suất huy động được cao ngân hàng niêm yết tại Website. (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp)
phát sinh mới của các ngân hàng ở mức 8,9%/năm, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022.

"Với tác động của độ trễ chính sách, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới" - Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Trong báo cáo phân tích mới công bố, VnDirect cũng kỳ vọng lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống 6,5%/năm trong năm nay, dựa trên các lý do sau: nhu cầu tín dụng yếu do tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành.

Quốc Thụy